Nội Thất - Ngoại Thất

Giải pháp đối với nhà ở thấp tầng và nhà cao tầng

a. Nhà ở nông thôn:

– Tổ chức không gian theo kiểu truyền thống: nhà + sân + vườn + ao. Các công trình chính, phụ hoà trong cây xanh, quay hướng Nam hoặc Đông Nam tránh gió bão, đón gió mát. Ao ở chỗ thấp nhất, đầu gió, đất vườn, sân công trình phụ nhà chính cao dần đón gió mát và tránh được môi trường ẩm .

b. Nhà ở chia lô đô thị:

     Tận dụng mặt tiền đưa ánh sáng và gió vào công trình. Sử dụng giải pháp: cửa 2 lớp,bố trí ban công làm không gian đệm,thông gió bằng sân trong.

c. Nhà ở biệt thự:

– Mật độ xây dựng chỉ nên chiếm 20-30%, còn lại là vườn cây, mặt nước, khoảng lùi ít nhất từ 5-6m. Hàng rào nhà không cao quá 2,2m để thông gió tự nhiên.

5.3.3 Giải pháp đối với nhà ở cao tầng:

 a. Bố cục tổng mặt bằng:

Các khối phục vụ đặt ở hai đầu Đông – Tây, có thể tiết kiệm được 20% năng lượng làm mát. Phân bố hợp lý cây xanh, sân vườn để không ngăn gió và che nắng hướng Tây, tạo khoảng thoáng phía Nam, Đông Nam.

b. Các dạng tổ chức mặt bằng, hình khối chung:

    • Kiểu nhà tháp:

   Bị hạn chế về chiếu sáng và thông gió, cần làm sân trong hoặc giếng trời để kết hợp thông gió xuyên phòng với thông gió thẳng đứng.

   • Kiểu nhà tấm:

   Căn hộ có thể tiếp cận thiên nhiên từ hai hướng, có điều kiện tổ chức thông gió xuyên phòng.

c. Tổ chức các bộ phận chức năng trên mặt bằng:

Tạo khe thông gió đưa ánh sáng tiếp xúc với các bộ phận chức năng trong căn hộ, kết hợp lô gia và cây xanh. Bố trí khu vệ sinh, hệ thống kỹ thuật và lô gia phục vụ, chỗ phơi quần áo ra quanh khe thông gió-lấy sáng . Bố trí khối phục vụ như một khu vực đệm chắn nắng, chống gió lạnh cho các khu phòng ở. Thông gió thẳng đứng bằng sân trong, lõi sinh thái như một đường ống thông gió tự nhiên, kết hợp bỏ trống 1 số tầng. Sử dụng không gian đệm như hiên, lô gia, tường kép để tạo vỏ lọc khí hậu.

d. Giải pháp tạo hình mặt đứng:

– Sử dụng vật liệu bao che cách nhiệt, tạo cảnh quan mặt đứng bằng cây xanh trồng theo từng tầng nhà hoặc bao phủ dọc theo suốt chiều đứng công trình, trên mái tạo lớp vỏ ngăn bức xạ mặt trời.Tạo nhiều góc cạnh trên mặt đứng để tránh nắng, thông gió, tiếp xúc thiên nhiên là tối đa cho toàn toà nhà

e. Thiết kế không gian căn hộ:

– Phân khu ngày và đêm, tiết kiệm năng lượng sử dụng, đảm bảo tất cả các không gian chức năng tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Dùng hành lang, cầu thang dẫn gió và ánh sáng tự nhiên cho các căn hộ.

g. Trang trí nội thất đơn giản:

– Khi bố trí nội thất giảm thiểu ô nhiễm, không nên để quá nhiều đồ đạc, cần có không khí tươi, gió, ánh nắng, độ ồn thích hợp, nếu phòng kín, cần đảm bảo khối tích không khí: người lớn >32m3/ng, trẻ em >15m3/ng.

– Màu sắc kiến trúc không gây ức chế tâm lý. Chọn đồ đạc đơn giản, bề mặt gọn, tránh hấp thụ nhiệt trong phòng. Cần cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên bên ngoài và ánh sáng đèn bên trong, giảm thiểu nguồn năng lượng nhân tạo.

Back to top button
Close
Close